Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả và khoa học nhất

Cách quản lý nhân viên cấp dưới như thế nào mới là đúng? Với vai trò một nhà lãnh đạo, không đơn giản để bạn có thể quản lý mọi nhân viên kiểm soát tốt mọi công việc trong cùng một thời điểm. Vì vậy, bạn cần phải có cách phân chia công việc thật sự khoa học và đúng cách. Như vậy, mới có thể đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ mong muốn.

Một nhà quản lý thông minh, là luôn biết cách dung hòa mọi công việc hợp lý nhất. Người không có kỹ năng quản lý giỏi, chắc chắn sẽ không thể nào phát huy được năng lực của nhân viên một cách trọn vẹn. Quản lý con người, quản lý công việc nhìn chung cần phải có quy tắc nhất định để áp dụng. Muốn có cách quản lý nhân viên cấp dưới thành công, đây là những điều bạn cần tham khảo?

Vì sao cần phải chú trọng cách quản lý nhân viên

Trên thực tế, việc quản lý nhân viên phải diễn ra một cách khoa học. Bởi vì, nếu một người đóng vai trò quản lý lại không thể thực hiện tốt vấn đề này, họ rất khó để kiểm soát được những dự án lớn. Nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý, cần phải đặt ra những tiêu chí nhất định để quản lý cấp dưới theo đúng tinh thần và định hướng mà công ty vạch ra.

Với những cách quản lý khoa học và thông minh, họ sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề công việc. Phát hiện được, những vấn đề đang có dấu hiệu xuống cấp trong công việc để khắc phục nhanh chóng. Đồng thời, với cách quản lý tốt, họ cũng có thể nắm bắt được thái độ và năng lực của nhân viên để phân công việc tốt hơn.

Học cách quản lý nhân viên cấp dưới tốt, người được hưởng lợi ở đây không chỉ là nhà lãnh đạo, bộ phận quản lý của công ty. Mà còn tạo ra được nhiều điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên, giúp họ nâng cao năng suất làm việc.

Đặc biệt là xóa bỏ tâm lý làm thuê, bất mãn chính sách công việc của công ty. Ngược lại khi được phân công công việc đúng năng lực, đúng vị trí họ còn có cơ hội phát huy được nhiều thế mạnh bản thân. Từ đó tăng sự hứng thú và cống hiến cho công việc được nhiều hơn.

Cách quản lý nhân viên cấp dưới

Lựa chọn công việc đúng với năng lực

Mỗi nhân viên đều có một cá tinh và thế mạnh riêng, để dung hòa được những điều đó vào công việc chung có thể nói là rất khó. Đây cũng là công việc mà nhà quản lý phải làm, tìm kiếm được những điểm mạnh nhân viên và phân công việc đúng với thế mạnh của họ có.

Muốn thực hiện được điều đó, bắt buộc nhà quản lý phải học cách quan sát thật tinh tế. Đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên thử sức với những cách làm khác nhau. Tạo điều kiện khai thác điểm mạnh của từng người và tìm kiếm biện pháp để giúp nhân viên cải thiện được những nhược điểm của họ trong công việc. Có như vậy, mới có thể giúp nhân viên thấy rõ điểm mạnh của mình và thấy được sự cống hiến của họ trong công việc ra sao.

Giao việc kết hợp deadline 

Công việc luôn đi kèm theo những deadline cụ thể, sẽ giúp tiến độ công việc được hoàn thành một cách tốt hơn. Đây cũng là cách bạn tạo ra cách làm việc khoa học, thói quen tuân thủ đúng thời gian cho nhân viên cấp dưới của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét tiến độ và năng lực làm việc của mỗi nhân viên, để phân chia thời gian hoàn thành đúng thời điểm.

Giám sát công việc chặt chẽ

Giám sát công việc chặt chẽ hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, bạn đặt nhân viên của mình vào một khuôn khổ quy chuẩn gò bó. Như vậy, sẽ tạo thêm áp lực cho nhân viên nhiều hơn. Bạn có thể đặt ra khung giờ làm việc cụ thể, nhưng tốt nhất đừng hỏi nhân viên từng mốc thời gian họ hoàn thành công việc.

Điều này cho thấy sự tinh tế của một người quản lý có tâm và có tầm là như thế nào? Nếu công việc cần hoàn thành gấp, bạn nên tạo điều kiện cho nhân viên có thể giảm một số công việc thường nhật và tập trung vào công việc chính trước. Đừng bắt nhân viên, trong cùng một lúc phải làm tốt tất cả mọi việc. Đó là một điều không thể thực hiện, càng cố gắng giám sát thì càng khiến cho nhân viên thêm phần bất mãn và bế tắc tâm lý.

Tạo lập tư duy và thái độ làm việc tích cực thoải mái

Đừng cố vạch ra ranh giới của người quản lý và một nhân viên cấp dưới. Điều này, chỉ khiến hình tượng của bạn trong mắt nhân viên trở nên tiêu cực hơn. Bạn có thể được sử dụng uy quyền của một người quản lý. Tuy nhiên, bạn nên thể hiện điều đó một cách thân thiện và tinh tế, đúng lúc không lạm dụng nó quá nhiều.

Xây dựng bầu không khí làm việc văn minh thân thiện

Cấp dưới luôn là cánh tay phải, hỗ trợ đắc lực cho cấp trên hoàn thành công việc tốt nhất. Tuy nhiên, suy cho cùng mọi người cùng đóng vai trò là đồng nghiệp của nhau, sát cánh cùng nhau trong nhiều dự án. Muốn nhân viên hết lòng vì công việc, thì cấp trên cũng phải nỗ lực để xây dựng những mối quan hệ, tạo ra bầu không khí làm việc văn minh nhất có thể.

Điều đó, chính là mấu chốt giúp nhân viên nhận thức được. Bản thân họ đã chọn được đúng nơi để cống hiến, chẳng còn gì tuyệt vời hơn nếu được làm việc với một người vừa có tâm và vừa có tầm. Luôn luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất, để cho nhân viên xây dựng được mối quan hệ, phát triển năng lực làm việc nhóm hiệu quả.

 Nhà quản lý giỏi nhưng không có được sự hỗ trợ của nhân viên, chắc chắn họ sẽ không thể nào chinh phục được đỉnh cao thành công trong công việc. Một công ty, doanh nghiệp có lớn mạnh hay không, còn phụ thuộc vào cách họ quản lý nhân viên như thế nào? Hy vọng với những nguyên tắc đơn giản, về cách quản lý nhân viên cấp dưới được chúng tôi trình bày, đã mang lại cho bạn những cách quản trị nhân sự thuyết phục nhân tâm nhất. 

About the author

worldexpert39

View all posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CAPTCHA