Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta diễn ra sôi nổi và phát triển mạnh mẽ, mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế đất nước. Do đó, ngày càng nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành nghề này và thu hút lượng lớn sinh viên theo học. Vậy nếu bạn đang muốn tìm hiểu ngành xuất nhập khẩu là gì cũng như công việc của nhân viên xuất nhập khẩu thì hãy cùng đọc bài viết sau đây.

  1. Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ giữa các quốc gia. Có thể nói xuất khẩu ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ cao cho đất nước. Mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất ở Việt Nam là nông sản, và một số loại khác như: thủy sản, quần áo, giày dép… và để có thể xuất khẩu sang các nước trên Thế giới thì các loại hàng này cần phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của nước nhập. Về nhập khẩu thì Việt Nam hiện đang nhập các mặt hàng chủ yếu như: xăng dầu, ô tô, máy tính, linh kiện điện tử, máy móc…

Xuất nhập khẩu có tên gọi tiếng Anh là Export – Import, đây là khâu cơ bản nhất trong hoạt động ngoại thương và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, giúp hàng hóa được lưu thông sang nhiều thị trường, tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Ngoài ra, hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu còn có mối tương quan lớn và ảnh hưởng đến nhiều ngành khác trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh. 

  • Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu

Sau khi đã nắm được các khái niệm cơ bản về xuất nhập khẩu thì tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về các công việc của nhân viên xuất nhập khẩu để chúng ta có những định hướng ban đầu về công việc trong tương lai của mình. Yêu cầu đầu tiên đối với người làm xuất nhập khẩu là nắm chắc kiến thức tổng quan về ngành và hiểu rõ về cách thức, quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình. Họ là những người trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu, góp phần làm cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được nhanh chóng và dễ dàng.

Vậy, các nhiệm vụ cụ thể mà nhân viên xuất nhập khẩu phải làm thường ngày là:

Trực tiếp làm việc với khách hàng của mình để hỗ trợ họ trong việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng nếu hai bên cùng đi đến thống nhất.

Sau đó là tiếp nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng từ phía khách hàng để tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa cho lô hàng của họ. Lên kế hoạch và lựa chọn các phương tiện, hình thức vận chuyển phù hợp với yêu cầu khách hàng đưa ra cũng như đặc điểm, tính chất của từng loại hàng hóa.

Nhân viên xuất nhập khẩu còn thực hiện các hoạt động mở L/C đối với hàng nhập khẩu và kiểm tra L/C nếu là hàng xuất khẩu, làm các bảo lãnh ngân hàng, nhận thanh toán tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

Thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa, kho bãi để quá trình xuất khẩu và nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ, không bị chậm trễ. Đồng thời theo dõi quá trình vận chuyển của lô hàng, quản lý đơn hàng, hợp đồng.

Tích cực tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Thường xuyên liên lạc, duy trì mối quan hệ hợp tác với khách hàng, chăm sóc khách hàng,…

Làm các báo cáo nội bộ lên cấp trên, đề xuất các chiến lược xuất nhập khẩu mới với trưởng phòng,…

Sau khi đọc bài viết thì chắc chắn bạn đã biết xuất nhập khẩu là gì và nó đóng vai trò như thế nào đối với nền kinh tế đất nước. Nếu bạn thực sự yêu thích và nghĩ đây là công việc phù hợp với mình thì hãy trang bị thật vững những kiến thức về xuất nhập khẩu, đồng thời rèn luyện thêm cho mình kỹ năng giao tiếp, kỹ năng máy tính và tiếng Anh thì ắt hẳn bạn sẽ thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chúc bạn có những lựa chọn đúng đắn trong sự nghiệp.

About the author

worldexpert39

View all posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CAPTCHA